Táo bón ở người bệnh ALS

Táo bón là một trong những than phiền về tiêu hóa phổ biến ở người mắc xơ cứng cột bên teo cơ (ALS). Nó gây ra những khó chịu và có thể kéo theo sau nhiều vấn đề khác như: đầy bụng, giảm cảm giác thèm ăn dẫn đến sụt cân, thiếu chất, suy dinh dưỡng, táo bón kéo dài có thể gây trĩ.

1. Táo bón là gì?

Táo bón được xác định bởi sự thay đổi thói quen đi tiêutính chất phân: giảm số lần đi tiêu (tùy mỗi người, thường là 3 lần hoặc ít hơn trong 1 tuần), khó khăn khi đi tiêu và phân cứng, khô. 

2. Điều gì khiến người bệnh ALS bị táo bón?

nhiều yếu tố góp phần gây nên tình trạng táo bón ở người bệnh ALS:

  • Giảm vận động do sự suy yếu của các cơ
  • Giảm ăn chất xơ do thay đổi khẩu vị và khó khăn trong việc nhai, nuốt
  • Giảm lượng nước uống do vấn đề sặc hay e ngại chuyện đi tiểu tiện nhiều 
  • Yếu cơ vùng bụng, chậu làm giảm khả năng phối hợp tống xuất phân
  • Do sử dụng các thuốc trong quá trình điều trị có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc giảm tiết nước bọt (amitriptyline, atropine), giảm đau (codein…) 
  • Chậm làm trống dạ dày và thời gian thức ăn di chuyển trong đường ruột

3. Cần làm gì để giảm triệu chứng táo bón

  • Tăng cường lượng nước vào cơ thể: uống nước, sữa, nước trái cây, súp, cháo. Kết hợp với các phương pháp giảm tình trạng sặc
  • Tăng lượng chất xơ, chế biến mềm dễ ăn: ngũ cốc, yến mạch, bánh mì mềm, trái cây mềm (chuối, bơ, đu đủ chín,…). Có thể bổ sung thêm chất xơ uống (psyllium…)
  • Tập ăn uống đúng giờ và đều đặn
  • Tập thói quen đi cầu tốt: không kìm hãm hay cố gắng đi tiêu, đi tiêu thời gian cố định hàng ngày
  • Trao đổi với bác sĩ của bạn để điều chỉnh các thuốc gây tác dụng phụ táo bón và thuốc hỗ trợ đi tiêu phù hợp.

Tài liệu tham khảo

1.Minesh Khatri MD (2019), What Is Constipation, WebMD, https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-constipation

2. Mark B. Bromberg, MD, PhD, FAAN and Diane Banks Bromberg, JD (2017), Navigating Life with Amyotrophic Lateral Sclerosis, Oxford University Press, The United States of America, 166 -168

3. ALS Society of Canada (2019), ALS and Constipation FactSheet, www.ALS.CA

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *