Tiếp nhận chẩn đoán bệnh ALS (Xơ cứng cột bên teo cơ) có thể rất khó khăn đối với bệnh nhân. Cảm thấy sốc, sợ hãi, buồn bã, tức giận là một trong nhiều cảm xúc thường diễn ra trong buổi trao đổi đầu tiên của bệnh nhân và bác sĩ. Cùng với đó, bạn phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa đề ra các bước kế tiếp để đối phó với ALS và bắt đầu cuộc sống chung với nó. Nhưng bạn nên làm gì, và bạn nên bắt đầu từ đâu?
Nếu bạn vừa mới được chẩn đoán ALS và chưa qua buổi tư vấn điều trị nào thì điều tốt nhất là gặp một bác sĩ khác cũng am hiểu về căn bệnh này để thực hiện lại các bước kiểm tra và hi vọng rằng chẩn đoán sẽ thay đổi. Việc xác định ALS không hề dễ dàng, và ước tính thấy có 15% ca ALS là chẩn đoán nhầm. Bởi vì ALS khá hiếm gặp, nhiều bác sĩ không có kinh nghiệm sẽ gặp khó khăn khi chẩn đoán căn bệnh này. Nếu không may bạn cũng nhận chẩn đoán ALS, hãy tìm đến các bệnh viện, phòng khám có chuyên môn về căn bệnh này.
Kiến thức là sức mạnh.
Bạn càng tìm hiểu nhiều hơn về ALS – từ lịch sử đến bản chất và nghiên cứu hiện tại của nó – bạn càng có thể đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến chăm sóc, trị liệu và lập kế hoạch sau này. Tham gia hội nhóm chia sẻ có thể giúp bạn đối phó với những khó khăn về cảm xúc khi được chẩn đoán ALS. Nó cũng cho phép bạn kết nối và nhận lời khuyên từ những người khác mắc bệnh ALS và những người có thể có nhiều kinh nghiệm hơn về căn bệnh này.
Hãy hy vọng
Mặc dù ALS hiện không có cách chữa trị, nhưng điều đó không có nghĩa là không có hy vọng. Trong ít nhất một vài trường hợp, những người mắc bệnh ALS sống hàng chục năm sau khi được chẩn đoán. Một số bệnh nhân như vậy thấy rằng bệnh cuối cùng ổn định; mặc dù các triệu chứng họ đã trải qua vẫn còn và không có triệu chứng mới nào phát triển. Bất kể bệnh tiến triển nhanh đến mức nào, bạn vẫn còn nhiều điều để sống tiếp và có thể tận dụng tối đa thời gian bạn có.
Có thể bạn quan tâm:
Hãy cười và sống vui vẻ để kéo dài tuổi thọ
Video cảm động: Vượt quá nghịch cảnh của ca sĩ mù và tự kỉ
Theo ALS Association