Chăm sóc răng miệng cho người bệnh ALS

Khi bệnh ALS tiến triển, các thói quen hàng ngày thường xuyên thay đổi đối với những người mắc ALS và người chăm sóc của họ. Các hoạt động, những hoạt động trước đây là tự nhiên, nay có thể cần thêm thời gian và/hoặc trợ giúp. Chăm sóc răng miệng là một trong những thói quen có thể dễ dàng bị lãng quên.

Tại sao phải giữ vệ sinh răng miệng?

  • Duy trì sự thoải mái
  • Giảm khả năng bị hôi miệng
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng gây nguy hiểm hơn nữa cho sức khỏe của bạn
  • Giảm nguy cơ viêm phổi (nhiễm trùng phổi do vi khuẩn trong miệng)
  • Đảm bảo răng chắc khoẻ đảm bảo việc ăn uống tốt hơn
  • Giúp kiểm soát nước bọt

Những thay đổi về thể chất có thể xảy ra với ALS có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc răng miệng. Bao gồm:

1. Khó khăn khi các cơ bàn tay, cánh tay suy yếu:

  • Thao tác chải răng bằng bàn chải
  • Vặn tắt vòi nước
  • Bóp tuýp kem đánh răng
  • Dùng chỉ nha khoa
  • Mở nắp nước súc miệng
  • Dùng cốc xúc miệng
  • Dùng khăn lau miệng
  • Đặt răng giả vào hoặc lấy chúng ra

Những ảnh hưởng khi cơ vùng miệng, hầu họng suy yếu

  • Khó khăn khi nuốt
  • Nhổ sau khi đánh răng
  • Súc miệng hoặc ngậm nước/nước súc miệng
  • Ngậm miệng để tránh chảy nước dãi
  • Giữ ẩm bên trong miệng

Những thay đổi về chức năng của cơ nuốt có thể gây khó khăn

  • Nuốt nước bọt trong miệng
  • Ăn/uống để giúp tiết nước bọt

Suy giảm tính linh hoạt có thể gây khó khăn

  • Chăm sóc răng miệng trên ghế tại phòng khám nha khoa
  • Thực hiện chăm sóc răng miệng hàng ngày khi ngồi thẳng

Thay đổi nhịp thở có thể gây khó khăn

  • Giữ ẩm miệng trong quá trình sử dụng thiết bị thở (chẳng hạn như BiPAP®)
  • Ngậm miệng để tránh chảy nước dãi

Những việc cần làm:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày

  1. Chải răng, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, với kem đánh răng có chứa florua (hai lần mỗi ngày) để ngăn ngừa mảng bám tích tụ và làm sạch khoang miệng tránh vi khuẩn tích tụ. Vi khuẩn khi xâm nhập đường thở có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp
  2. Dùng chỉ nha khoa giữa các kẽ răng (một lần mỗi ngày) để loại bỏ thức ăn và mảng bám mà bàn chải đánh răng có thể bỏ sót
  3. Để ý độ vừa khít của răng giả – khi giảm cân, răng giả có thể không vừa khít
  4. Các công cụ khác có thể giúp:
  • Thiết bị xuất kem đánh răng
  • Khăn lau nha khoa
  • Máy tăm nước (ví dụ: WaterPik®, Water Flosser, Interplak® Water Jet)
  • Bàn chải điện
  • Dụng cụ xỉa răng
  • Cạo lưỡi
  • Súc miệng
  • Gạc miệng (ví dụ: Toothette®- để giảm độ ẩm)
  • Dụng cụ hút cầm tay
  • Bàn chải đánh răng hút (ví dụ: Plak-Vak®)
  • Các thiết bị thích ứng khác (yêu cầu đánh giá của Chuyên gia hoạt động trị liệu)

Đi khám răng định kì

  1. Tiếp tục đến gặp nha sĩ sáu tháng một lần
  2. Cập nhật thông tin bệnh lý với phòng khám nha khoa
  3. Thảo luận về các điều kiện vật chất với phòng khám
  • Ví dụ, không gian văn phòng nha khoa có thể chứa xe lăn không?
  • Thường thì xe lăn có thể ngả hoặc nghiêng có thể được sử dụng khi thăm khám và dọn dẹp vệ sinh thay vì phải chuyển sang ghế khám răng truyền thống
  • Đảm bảo rằng nha sĩ có thể thích ứng với những khiếm khuyết do yếu cơ về nuốt để tránh nước xâm nhập vào cổ họng và gây ho hoặc nghẹt thở.

Đề xuất và thông tin về sự thay đổi giọng nói & giải pháp thay thế

Hãy tự hào về răng miệng của bạn: Hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới 20/3/2021