Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển và gây tử vong mà không có phương pháp điều trị hoặc chữa khỏi hiệu quả. Bệnh gây suy yếu dần tất cả các cơ và làm suy yếu dần dần liên quan đên việc nhai nuốt thức ăn. Các bác sĩ đã đưa ra những chỉ định về việc đặt ống thông dạ dày để nuôi ăn, cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân. Tuy nhiên nên theo dõi, chú ý khi cho ăn qua ống thông này tại nhà nếu bệnh nhân xuất viện và tiếp tục sử dụng chúng
Thức ăn được chế biến qua ống thông cần lỏng và đảm bảo đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Có thể sử dụng súp xay dinh dưỡng tại nhà hoặc các sản phẩm chế biến công nghiệp như sữa, túi dinh dưỡng truyền qua ống thông,… nhưng phải đảm bảo nguyên tắc:
- Chế phẩm dinh dưỡng phải nhuyễn dễ dàng lưu thông qua ống.
- Năng lượng dinh dưỡng cao, trung bình 1ml/1kcal.
- Để người bệnh nằm đầu cao khoảng 30-45 độ, tránh nằm đầu thấp dễ gây sặc.
- Người chăm sóc phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: khăn sạch, bơm cho ăn, tai nghe
- Kiểm tra ống thông đã tới dạ dày bằng cách :
- Cách 1: Dùng bơm hút nếu thấy dịch chảy ra là ống thông đã vào dạ dày
- Cách 2: Dùng bơm tiêm bơm 1 lượng không khí vào ống thông đồng thời đặt tay lên vùng thượng vị nghe thấy tiếng ục ục là ống thông đã vào tới dạ dày
Chỉ cho ăn khi đã xác định ống ở đúng vị trí
- Kiểm tra dịch dạ dày còn lại trước khi cho ăn thức ăn mới. Nếu dịch dạ dày > 100ml bơm dịch trở lại dạ dày và trừ giảm số lượng ăn cử tiếp theo.
- Kiểm tra nhiệt độ thức ăn và nước uống bằng với nhiệt đồ cơ thể trước khi cho ăn qua ống thông.
- Số lượng mỗi lần cho ăn từ 300-400ml tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và đòi hỏi 10-15 phút để hoàn thành. Năng lượng cần thiết cho người bệnh từ 1500- 2000kcal/ngày tương đương khoảng 1500- 2000ml thức ăn đưa vào cơ thể. Có thể chia làm 6 cử ăn trong ngày.
- Người bệnh cần được ăn thức ăn lỏng vào ống thông bằng cách sử dụng bơm tiêm 50ml hoặc túi cho ăn, tránh để khí vào dạ dày trong quá trình cho ăn sẽ gây cảm giác đầy hơi, trướng bụng.
- Cho thức ăn vào với áp lực nhẹ, khoảng cách từ phễu đến dạ dày 15-25cm ( bơm mạnh dễ gây nôn ói)
- Người bệnh phải được nằm đầu cao trong quá trình cho ăn từ 30-60 phút để tạo điều kiện tiêu hóa tốt và giảm nguy cơ hít sặc.
- Tráng ống với 30ml nước sau mỗi lần cho ăn và dùng thuốc, bịt kín đầu ống tránh thức ăn và nước thoát ra ngoài.
- Cần làm sạch dụng cụ cho ăn bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng.
- Thay ống thông dạ dày sau 7 ngày (nếu chất liệu ống thông là silicon thay ống sau 30 ngày)
Một số vấn đề thường gặp khi nuôi ăn qua ống thông tại nhà:
Trào ngược thức ăn
– Nguyên nhân: chưa tiêu hóa thức ăn cử trước đó, người bệnh ho gây nôn..
– Xử trí:
+Nằm đầu cao, nghiêng đầu sang một bên khi trào ngược hoặc nôn ói.
+Cho ăn chậm, nếu dịch dạ dày >200ml ngưng ăn theo dõi, 2h sau cho ăn số lượng ít và tăng dần. Theo dõi tình trạng hấp thu và tham khảo ý kiến Bác sĩ.
Tiêu chảy
– Nguyên nhân: chế biến và bảo quản thức ăn không theo hướng dẫn, không dung nạp sữa hoặc pha sữa không đúng cách…
– Xử trí:
+Khắc phục trong chế biến và bảo quản thức ăn, chon sữa phù hợp và pha sữa theo đúng hướng dẫn.
+Tham khảo ý kiến Bác sĩ dùng thuốc nếu tiêu chảy nặng.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Môn Điều dưỡng, (2014), Kỹ thuật Điều dưỡng cơ sở, Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh,tr. 127-151
2. Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, (2021), “Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh nặng ăn qua sonde dạ dày tại nhà”, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
3. Braun MM, Osecheck M, Joyce NC. Nutrition assessment and management in amyotrophic lateral sclerosis. Phys Med Rehabil Clin N Am. 2012 Nov;23(4):751-71.
Leave a Reply