Người chăm sóc người bệnh ALS ( Xơ cứng cột bên teo cơ) có một vai trò rất quan trọng. Chăm sóc người bệnh ALS thường liên quan đến một số nhiệm vụ có thể rất tốn thời gian và có thể đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nếu chúng ta không học cách nhận ra rằng một số nhiệm vụ và kỳ vọng nhất định có thể ảnh hưởng đến đời sống riêng của chúng ta, bất kể chúng ta đóng góp vai trò gì trong cuộc sống, chúng ta đều có thể bị kiệt sức.
Mục lục
Kiệt sức
Kiệt sức có thể được định nghĩa là sự kiệt quệ về thể chất hoặc tinh thần hoặc động lực, thường là do căng thẳng kéo dài. Sự kiệt sức sẽ khiến chúng ta không còn cảm thấy “kết nối” với những gì chúng ta đang làm. Điều này có thể liên tưởng cho một số tình huống, chẳng hạn như nơi làm việc, với gia đình hoặc các hoạt động với một nhóm.
Chìa khóa để ngăn kiệt sức là sẵn sàng xem xét kỹ lưỡng cuộc sống của chúng ta, để có ý thức hơn về những suy nghĩ và hành vi của chúng ta. Một số câu hỏi thực tế để tự hỏi bản thân là, “Điều gì làm tôi kiệt sức?”, “Làm thế nào để biết liệu tôi có kiệt sức hay không?” và “Tôi có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng kiệt sức?”. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời ba câu hỏi rất quan trọng này …
Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng kiệt sức
Sự cầu toàn
Một người cầu toàn luôn mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo. Nhưng đôi khi có nhiều việc chỉ cần bạn hoàn thành xong là quá đủ. Việc đảm bảo cho mọi thứ thật hoàn hảo sẽ khiến cho bạn mất nhiều thời gian và dễ bị kiệt sức
Nhiệm vụ không có điểm kết thúc
Đừng quá xa đà vào những việc không nằm trong khả năng của bản thân. Vì chúng có thể khiến bạn mất kiểm soát khi nảy sinh nhiều thứ cần phải làm so với lúc ban đầu và bạn cũng chẳng biết khi nào nó sẽ kết thúc.
Quá tải
Quá tải công việc là khi chúng ta có nhiều việc phải làm hơn mức có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Khi chúng ta suy nghĩ theo cách này, chúng ta đã tự đặt mình vào thất bại.
Nhiệm vụ bất khả thi
Những nhiệm vụ bất khả thi cho thấy rằng chúng ta không thể làm được điều gì đó mà chúng ta có thể cảm thấy rằng chúng ta có thể làm được. Nếu chúng ta tin rằng mình có thể làm điều gì đó mà mình không thể làm được, chúng ta sẽ tự động cảm thấy như mình đã thất bại. Đó là một tình huống không có lợi cho bản thân.
Đảm nhận nhiều vai trò
Nhiều người trong chúng ta đóng một số vai trò quan trọng trong cuộc sống của mình, chẳng hạn như vợ/chồng, mẹ/cha, người chăm sóc và trụ cột gia đình. Chúng ta rất dễ cảm thấy quá tải khi cố gắng đóng nhiều vai trò trong cuộc sống của mình.
Tự chối bỏ bản thân (self-sacrifice)
Tự chối bỏ bản thân xảy ra khi chúng ta đồng ý đảm nhận một số nhiệm vụ mặc dù mong muốn thực sự của chúng ta là không muốn đảm nhận. Khi chúng ta liên tục đồng ý với những điều mà chúng ta không muốn làm, chúng ta chắc chắn sẽ trở nên bực bội.
Dồn nén cảm xúc
Bất kỳ cảm xúc nào không được bộc lộ đều tạo ra “rào cản” trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ và hoạt động của chúng ta trong các mối quan hệ. Nếu chúng ta không nói về cảm giác thực sự của chúng ta trong một tình huống, những cảm xúc đó sẽ xuất hiện theo những cách khác, không hiệu quả như đi muộn kinh niên, thường xuyên quên đồ đạc hoặc phản ứng theo những cách không phù hợp với tình huống.
Các dấu hiệu phổ biến của kiệt sức
Điều quan trọng cần nhớ là chúng ta không đơn độc trong trải nghiệm kiệt sức. Tại một thời điểm nào đó, có khả năng hầu hết chúng ta sẽ gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng sau:
Cảm xúc “tiêu cực”
Cảm xúc “tiêu cực” là những cảm giác thường ít thoải mái nhất để cảm nhận. Một dấu hiệu của kiệt sức là cảm giác “tiêu cực” nhất quán như tức giận, lo lắng, không hài lòng và cảm giác tội lỗi.
Vấn đề giữa các cá nhân
Chúng ta có thể gặp xung đột với những người khác dưới dạng cảm xúc bộc phát, phản ứng thái quá, thù địch và rút lui.
Những vấn đề sức khỏe
Một số vấn đề sức khỏe phổ biến liên quan đến chứng kiệt sức là mất ngủ thường xuyên, mệt mỏi, đau đầu, và đau lưng.
Hiệu suất kém
Chúng ta có thể trở nên kém năng suất hơn do buồn chán, thiếu nhiệt tình, cảm giác sợ hãi hoặc không có khả năng tập trung.
Lạm dụng chất gây nghiện
Một triệu chứng khác của tình trạng kiệt sức là sự gia tăng rõ rệt việc uống rượu và/hoặc các loại chất kích thích khác, hút thuốc lá, caffein và thức ăn.
Nghiện công việc
Chúng ta có thể có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn do cảm thấy không thích hợp, tin rằng càng làm việc nhiều, chúng ta sẽ càng cảm thấy tốt hơn.
Phiền muộn
Trầm cảm là sự kìm nén của cảm xúc. Chúng ta có thể chán nản nếu nhận thấy cảm giác vô vọng và vô nghĩa.
Mất lòng tự trọng
Nói một cách đơn giản, mất lòng tự trọng đồng nghĩa với sự giảm sút lòng tự tin.
Giải pháp đối phó với kiệt sức
Một khi chúng ta nhận thức rõ hơn về lý do tại sao chúng ta gặp phải tình trạng kiệt sức và các cách khác nhau biểu hiện của kiệt sức, chúng ta có thể bắt đầu tập trung vào các cách để bảo vệ chống lại nó. Đã đến lúc phát triển một kế hoạch hành động!
Chăm sóc bản thân
- Thường xuyên cho cơ thể ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Tập thể dục thường xuyên
- Chú ý đến các tín hiệu căng thẳng của cơ thể
Thực hành các chiến lược giảm căng thẳng:
- Bài tập thở
- Yoga
- Các kỹ thuật thư giãn
- Mát xa
- Thiền
- Tập dưỡng sinh
Phát triển một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ
- Gặp gỡ và trò chuyện bạn bè/gia đình mà bạn cảm thấy được hỗ trợ.
- Tham gia nhóm hỗ trợ nơi bạn có thể chia sẻ mối quan tâm và cảm xúc của mình.
- Tạo một nhóm hỗ trợ/thảo luận tại nơi làm việc, nơi bạn có thể chia sẻ mối quan tâm của mình, đồng thời sẵn sàng nói về phần của bạn trong vấn đề và giải pháp.
- Sử dụng Chương trình Hỗ trợ Nhân viên của công ty bạn để nhận hỗ trợ/tư vấn hoặc giới thiệu các dịch vụ có thể hỗ trợ bạn.
- Gặp chuyên gia tư vấn hoặc nhà trị liệu nếu bạn đang cần hỗ trợ thêm về sức khỏe tâm thần.
Tạo một cuộc sống viên mãn
- Đưa ra quyết định có ý thức về cách bạn muốn sử dụng thời gian của mình.
- Nói “có” với những gì bạn muốn nói “có” và nói “không” với những gì bạn muốn nói “không”.
- Thừa nhận các ưu tiên của bạn và tích cực xây dựng cuộc sống của bạn xung quanh chúng.
Chìa khóa để tránh kiệt sức là liên tục tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta càng có nhiều thông tin về các vấn đề của bản thân khi kiệt sức, chúng ta càng được trang bị tốt hơn để chăm sóc bản thân. Do đó, chúng ta càng làm tốt công việc chăm sóc các nhu cầu của bản thân, chúng ta càng có thể sẵn sàng hơn về thể chất, tinh thần và tình cảm đối với những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm:
Người chăm sóc trong gia đình tại sao cần nghỉ ngơi
Theo ALS Association