Bệnh nhân mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS) luôn phát triển yếu cơ hô hấp và hầu hết tử vong do các biến chứng ở phổi. Có những kỹ thuật hô hấp hỗ trợ đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân ALS. Các nghiên cứu quan sát đã chứng minh khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống được cải thiện khi thông khí không xâm lấn Mở khí quản với thở máy trong thời gian dài không được sử dụng thường xuyên nhưng có thể là một thành phần quan trọng của chăm sóc ALS.
Chăm sóc mở khí quản
– Mở khí quản là vết rạch khí quản tạo ra lỗ mở khí quản ra da, đặt canule Krishaber tạm thời hay vĩnh viễn, cho phép thông khí đi qua khi tắc nghẽn đường hô hấp trên giúp chất tiết ở khí quản ra ngoài, giúp việc cai máy thở (do giảm khoảng chết và giảm kháng lực đường thở) cho phép giúp thở nhân tạo vài ngày, nơi mở thường là ở đốt sụn 2,3,4 vòng sụn khí quản.
– Công tác chăm sóc lỗ mở khí quản thường do điều dưỡng thực hiện. Ngay sau khi mở khí quản điều dưỡng phải hút đàm nhớt thường xuyên. Nên hút 5-10ph/lần trong 3-4 giờ đầu. Lượng giá nồng độ oxy trong máu qua khí máu động mạch (SaO2). Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt như dấu hiệu khó thở, tím tái,… nghe phổi trước và sau hút đàm, cần xác định tình trạng người bệnh có cần hút đàm không vì việc hút đàm thường xuyên trên người bệnh cũng gây ra nguy cơ thiếu oxy, tăng kích thích cho người bệnh. Người bệnh luôn ở trong tầm nhìn của điều dưỡng 24/24.
– Cung cấp oxy cho người bệnh :
Bằng oxy ẩm, tránh biến chứng của phổi như xẹp phổi.
Duy trì đủ độ ẩm để loãng đàm giúp hút đàm dễ dàng, nếu cần thì bơm vào canule 2-5 ml nước muối sinh lý trước khi hút đàm.
Nên cho người bệnh tập vật lý trị liệu lồng ngực tùy theo tình trạng người bệnh và lý do mở khí quản. Người bệnh thở máy hay điều trị thở ngắt quãng nên dùng canula có bóng chèn, thường áp lực bóng chèn không quá 20-25cmH2O, cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên.
Cung cấp đủ nước cho người bệnh.
Duy trì nhiệt độ bình thường và cung cấp đủ oxy cho người bệnh.
– Theo dõi tình trạng nhiễm trùng tại chỗ? do mở khí quản ra da:
– Theo dõi DHST, nhận định màu sắc đàm, theo dõi choáng, chảy máu, suy hô hấp, biến chứng của mở khí quản. Lượng gía vết thương trong suốt các phiên trực và ghi hồ sơ cẩn thận về chảy máu, mủ, tình trạng mô xung quanh, quan sát da dưới canule.
– Chăm sóc canula mỗi khi ẩm ướt trong phiên trực, rửa vết thương ẩm ướt, rửa nằm trong 4 giờ/ lần.
– Bảo đảm vô khuẩn khi hút đàm.
– Bệnh nhân lo lắng không giao tiếp bằng lời, lo sợ lỗ mở trên cổ:
Lượng giá mức độ lo lắng của người bệnh, giải thích cách hút đàm tạo sự tin tưởng cho người bệnh, do người bệnh không giao tiếp bằng lời được nên cung cấp cho người bệnh dụng cụ giao tiếp như giấy bút, chuông,… có thể giao tiếp qua dấu hiệu …
– Nguy cơ suy dinh dưỡng do khó nuốt:
Phát hiện sớm dấu hiệu mất nước, suy dinh dưỡng.
Truyền dịch hay ăn qua ống thông dạ dày hay bằng miệng.
Theo dõi cân nặng mỗi ngày và lượng nước xuất nhập.
Itís difficult to find experienced people about this topic, however, you seem like you know what youíre talking about! Thanks